Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa chính là nguồn tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân tạo được dùng trong khoa học và y học có khả năng ion hóa vật chất khi bị chiếu xạ. Người ta biết rằng có nhiều cơ quan xuất hiện ung thư sau khi bị chiếu xạ nhưng loại nguyên nhân này chỉ chiếm 2-3% trong số các trường hợp ung thư, chủ yếu là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi và ung thư bạch cầu.
Bức xạ ion hóa có thể gây ung thư máu. |
Nhiều nhà Xquang đầu tiên của thế giới đã không biết tác hại to lớn của tia X đối với cơ thể. Họ đã không biết tự bảo vệ và nhiều người trong số họ mắc ung thư da và bệnh bạch cầu cấp.
Ung thư bạch cầu cấp có tỷ lệ khá cao ở những người sống sót sau vụ thả bom nguyên tử của Mỹ ở 2 thành phố Nagasaki và Hiroshima năm 1945. Gần đây, người ta đã ghi nhận khoảng 200 thiếu niên bị ung thư tuyến giáp và Leucemie sau vụ nổ ở Nhà máy điện nguyên tử Chrnobyl. Tác động của tia phóng xạ gây bệnh ung thư ở người phụ thuộc 3 yếu tố:
- Tuổi tiếp xúc càng nhỏ càng nguy hiểm (nhất là bào thai). Việc sử dụng siêu âm chẩn đoán các bệnh thai nhi thay cho Xquang là tiến bộ rất lớn.
- Mối liên hệ liều - đáp ứng.
- Cơ quan bị chiếu xạ: các cơ quan như tuyến giáp, tủy xương rất nhạy cảm với tia xạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét